Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc

Thứ tư - 29/07/2020 08:47

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc

Motor giảm tốc hay động cơ giảm tốc là thiết bị cơ học hoạt động bằng điện năng được sử dụng rất nhiều trong các băng chuyền sản xuất, ứng dụng ở các nhà máy, xí nghiệp, kho, xưởng.
Motor giảm tốc là gì?

Motor giảm tốc được định nghĩa là động cơ điện có tốc độ thấp, tốc độ đã giảm đi nhiều (có thể là 1/2, 1/3, 1/4, 1/5, 1/8, 1/10, 1/15,…) so với động cơ thông thường ở cùng công suất và số cực.

Cấu tạo của motor giảm tốc

Motor giảm tốc được cấu tạo từ hai thành phần chính là:

    Động cơ điện
    Hộp giảm tốc

Phần động cơ  lại có cấu tạo gồm 2 phần chính đó là Stato và Roto.

    Cấu tạo của stato lại bao gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay.

    Roto có dạng hình trụ đóng vai trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Hộp giảm tốc bên trong chứa bộ truyền động sử dụng bánh răng, trục vít bánh vít… để làm giảm tốc độ vòng quay. Hộp này được dùng để giảm vận tốc góc, tăng  momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy công tác. Đầu còn lại của hộp giảm tốc nối với tải.

Chức năng cơ bản của động cơ giảm tốc

Chức năng của động cơ giảm tốc đó là hãm, giảm tốc độ của vòng quay và thiết bị này là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi. Việc hãm và giảm tốc độ của vòng quay và các thiết bị là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được  còn được sử dụng để kìm hãm vận tốc góc và tăng mômen xoắn và là bộ máy trung gian ở giữa Motor giảm tốc và bộ phận làm việc cúa máy công tác.

Nguyên lí hoạt động của motor giảm tốc

Motor giảm tốc được hoạt động theo một nguyên lí nhất định như sau:

Khi chúng ta muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ, thì chúng ta chỉ tốn ít chi phí khi lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện, mà có thể thay đổi số vòng quay trục ra một cách linh hoạt hơn nhiều.

Ngoài ra còn một yếu tố nữa là : moment xoắn, bạn khó chế tạo 1 động cơ điện có số vòng quay và moment xoắn theo ý muốn. Và người ta gọi đây là tỉ số truyền, số vòng quay và moment xoắn tỉ lệ nghịch với nhau.


Những lưu ý khi vận hành mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc

– Đầu tiên trước khi sử dụng, đóng điện bạn cần kiểm tra xem mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc có hư hỏng hay rò rỉ gì không.

– Xác định loại điện áp mà loại mô tơ đó sử dụng và cung cấp đúng. Nếu điện áp chưa đúng, chưa đổn định thì cần điều chỉnh và thay đổi lại. Nguồn điện phải được cấp cho mô tơ đúng sơ đồ mạch điện quy định.

– Khi vận hành mô tơ giảm tốc đó phải được lắp đặt cố định một cách chắn chắn, vững chãi. Không để mô tơ rung lắc, lỏng lẻo khi hoạt động.

– Kiểm tra xem các phụ kiện đã được lắp đặt đủ, đúng, và chắc chắn chưa.

– Mô tơ giảm tốc phải được đặt ở vị trí khô ráo.

– Không được để mô tơ chạy quá công suất quy định của nhà sản xuất.

– Chọn dây dẫn, ổ cắm điện phải phù hợp, tương ứng với công suất của mô tơ.

– Lượng dầu bôi trơn phải đạt mức quy định mới cho mô tơ hoạt động

– Phải có các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, bảo vệ mất pha cho động cơ.

– Kiểm tra các nối đất và an toàn khi đóng điện vận hành

– Khi mô tơ hoạt động phải đảm bảo các thông số không vượt quá mức khuyến nghị của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

– Cách bảo dưỡng mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc

– Để mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc hoạt động tốt, bền vững với thời gian, ít có hư hỏng xảy ra, ngoài việc tuân thủy các nguyên tắc khi vận hành sử dụng trên bạn còn cần phải thường xuyên vệ sinh va thay dầu nhớt cho nó

– Thường thì bạn nên thay dầu nhớt lần đầu cho thiết bị giảm tốc của mình sau khi nó hoạt động, làm việc được khoảng 500 giờ và và cứ sau khi máy làm việc được khoảng 2500 giờ tiếp theo thì bạn lại thay dâu nhớt bôi trơn cho nó một lần nữa.

– Thời gian này cũng có thể điều chỉnh tùy thuộc vào môi trường, hiệu suất làm việc, loại động cơ và loại dầu nhớt mà bạn sử dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 9890 trong 4109 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn