Cách chọn động cơ điện phù hợp với nhu cầu sử dụng

Thứ sáu - 07/08/2020 09:10

Cách chọn động cơ điện phù hợp với nhu cầu sử dụng

Động cơ điện là một cái máy điện biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Và việc chọn động cơ điện đúng và tính đúng công suất của động cơ điện sẽ bảo đảm độ tin cậy, độ bền và tính kinh tế của truyền động điện
 Từ những đồ dùng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, máy hút bụi…. đến những máy móc đồ sộ, hiện đại trong các ngày công nghiệp sản xuất như máy khoan, máy tiện, máy trộn….thậm chí đến ổ cứng, ổ quang trong công nghệ máy tính đều là động cơ điện. Động cơ có công suất không phù hợp sẽ gây lãng phí hoặc sẽ chóng hỏng.

Cách chọn động cơ điện phổ biến hiện nay

Cách chọn động cơ điện theo công suất động cơ:

Hầu hết các thiết bị như bơm/quạt, tời kéo, các loại máy móc khác đều có bảng hướng dẫn của nhà sản xuất chọn công suất động cơ điện phù hợp và moment yêu cầu cho thiết bị của họ. Do đó chúng ta chỉ việc chọn theo hướng dẫn và tra cứu lại moment đầu trục động cơ có đáp ứng moment yêu cầu của nhà sản xuất máy hay không – thông thường thì không cần kiểm tra nếu sử dụng động cơ chất lượng. Đối với động cơ cũ và quấn lại nhiều lần thì cần thử trực tiếp.

Lời khuyên là nên chọn động cơ điện mới, thương hiệu uy tín không nên chọn động cơ cũ, giá rẻ rồi nếu thiếu moment thì tăng công suất. Làm vậy mặc dù giá vẫn rẻ hơn nhưng phải tiêu tốn tiền điện kinh khủng và tiền hao phí điện còn dư mua động cơ mới.

Cách chọn động cơ điện theo theo hãng

Thực ra có nhiều hãng tư bản, tuy có thương hiệu, nhưng họ chỉ tăng chất lượng nguyên liệu khoảng 10%-15% nhưng lại tăng giá động cơ điện tới 80-90% so với chi phí sản xuất. Ví dụ bình thường 1 motor điện 5.5kw giá sản xuất ra là 3 400 000đ, có những hãng tăng nguyên liệu lên giá trị mô tơ sẽ là 3 600 000 đ. Nhưng họ sẽ không bán cho quý vị giá dưới 4 triệu, mà tăng lên thành 6 hoặc thậm chí 7 triệu / 1 chiếc.

Cách chọn động cơ điện theo tốc độ động cơ điện:

Tốc độ là thông số quan trọng khi chọn động cơ điện. Tùy theo yêu cầu của tải như yêu cầu về lưu lượng, cột áp đối với bơm/quạt hay yêu cầu về tốc độ dài trong các ứng dụng khác mà ta phải chọn số cực động cơ, phổ biến là: 2 cực, 4 cực hay 6 cực tương ứng với tốc độ quay là 2900 vòng/phút, 1450 vòng/phút, 9600 vòng/phút.

Trong đó, loại 2 cực (2 Poles) thường được dùng cho các loại bơm/quạt cần lưu lượng lớn trong khi cột áp không cao. Loại 4 cực (4 Poles) là loại phổ biến nhất được dùng trong đa số ứng dụng. Loại 6 cực (6 Poles) thì hay gặp trong các ứng dụng đòi hỏi moment lớn và tốc độ thấp như máy nghiền, máy băm, bơm thủy lực…

Cách chọn động cơ điện theo bằng giá

Phương pháp này như là con dao 2 lưỡi vậy. Liệu rẻ nhất có tốt không ?

    Giá động cơ điện rẻ, chỉ có thể gọi là rẻ nếu người bán đưa thời hạn bảo hành dài vài năm, và cho xem nguyên vật liệu bên trong, mọi bộ phận đều chất lượng khá trở lên.

    Giá động cơ điện quá thấp là 1 nỗi lo lớn. Có 3 phương pháp để tạo ra 1 giá motor điện thấp

    Giá động cơ điện thấp do giảm chất lượng nguyên liệu, giảm tuổi thọ, tăng nhiệt độ. Ví dụ motor giá 20 triệu, chạy 1 năm tiền điện tới 40 triệu. Với nhà máy mà dùng vài trăm cái như vậy tiền điện tăng cả tỉ bạc.

    Giá động cơ điện thấp do giảm số lượng nguyên liệu. Khi dùng gần hết tải sẽ thấy động cơ điện nóng rát. Người bán có thể làm ngắn rotor đi mà người mua không biết.

    Motor cũ được tân trang thành mới.

Cách chọn động cơ điện theo cách tìm hiểu chất lượng nguyên liệu

Chọn mô tơ bằng nguyên liệu nghĩa là hãy mở hết linh kiện bên trong mô tơ ra để so sánh chất lượng các loại cùng phân khúc giá.

    Tôn làm stator và rotor là phần quan trọng nhất của motor: Tôn silic xanh cán nguội tạo ra độ từ tính ổn định và tuổi thọ motor cao hơn tôn đen hoặc tôn nâu cán nóng. Nhìn từ xa tôn xanh có màu trắng, nhìn gần thì có màu ánh xanh.

    Vòng bi (bạc đạn): Loại vòng bi có lớp chắn bên ngoài sẽ bảo vệ các viên bi khỏi bụi, nhiệt độ cao và ẩm.

    Hộp cực / hộp đấu điện: Loại bằng gang thường dày hơn và chịu lực tốt hơn loại bằng lá sắt. Các loại motor thế hệ mới (Y3) thường có hộp cực lắp trên nóc motor, cạnh phía đầu trục ra. Với thiết kế này, động cơ sẽ được làm mát toàn phần và có tuổi thọ cao hơn.

   Cấp bảo vệ bụi và nước: IP44 hoặc IP55 là động cơ kiểu kín (IP55 là chỉ số cao nhất cho motor thường, chống được hạt bụi và nước rơi vào từ mọi phía. Motor làm việc trong môi trường xăng, dầu, gần axit có thể đạt cấp bảo vệ IP66.

    Cấp chịu nhiệt: motor nên có cấp chịu nhiệt F. Nghĩa là phần cách điện và dây đồng có thể chịu được nhiệt độ cao trong 1 đơn vị thời gian cho phép mà không bị nóng chảy.

   Trọng lượng: Các hãng motor khi sản xuất cùng công suất, sản phẩm nào làm bằng dây đồng tốt hoặc có vỏ gang dày thì thường nặng hơn. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này có thể giúp quý độc đánh giá tránh được các sản phẩm không an toàn trên thị trường cũng như lựa chọn được các thiết bị điện tốt cho gia đình và cơ quan mình.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 9890 trong 4109 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn