MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://dolin.vn


Tìm hiểu về băng tải hộp giảm tốc băng tải và vai trò của nó

Khi sản xuất, chế taọ ra một hệ thống băng tải công nghiệp hoàn thiện , người sản xuất phải tính toàn rất nhiều để tìm ra những phụ kiện , động cơ ghép nối phù hợp nhất.
Tìm hiểu về băng tải hộp giảm tốc băng tải và vai trò của nó
Và khi một hệ thống băng tải công nghiệp hoàn thành, thì đó là sự kệt của nhiều hệ thông nhỏ lại với nhau. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hộp giảm tốc băng tải. Đây là thiết bị trung gian giữa động cơ và các bộ phận khác của máy trong dây chuyền sản xuất với chức năng điều chỉnh tốc độ của động cơ điện cho phù hợp với yêu cầu.

 Hộp giảm tốc là gì?

Giống như dây băng tải, con lăn inox, nhôm định hình ,trục quấn cáp,… hộp giảm tốc được coi là một bộ phận của băng tải, có khả năng điều chỉnh tốc độ vòng quay của trục vít và bánh vít. Hay nói cách khác, hộp giảm tốc là thiết bị trung gian, kết nối động cơ điện với các bộ phận khác của băng tải để điều chỉnh tốc độ vận chuyển của băng tải sao cho phù hợp với tải trọng của động cơ và nhu cầu sử dụng băng tải. Nghĩa là khi động cơ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, hộp giảm tốc sẽ thực hiện vai trò điều chỉnh số vòng quay cố định trong vòng 1 phút, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của băng tải.


 Cấu tạo hộp giảm tốc

Cấu tạo hộp giảm tốc khá đơn giản với hệ thống bánh răng thẳng và nghiêng lắp đặt ăn khớp với nhau, có khả năng giảm tốc độ theo một tỷ lệ truyền nhất định. Một đầu của hộp giảm tốc được nối vào động cơ, đầu còn lại sẽ được nối vào hệ thống chuyền động của băng tải.
Các loại hộp giảm tốc trong hệ thống băng tải. Mỗi thiết kế băng tải sẽ sử dụng một loại hộp giảm tốc khác nhau. Đương nhiên hộp giảm tốc của băng tải phẳng cố định sẽ khác hộp giảm tốc của băng tải phẳng di động, hay hộp giảm tốc của băng tải cao su sẽ khác hộp giảm tốc của băng tải con lăn,…
 
- Tuỳ theo tỉ số truyền chung của  hộp số giảm tốc , được phân ra :

    Hộp giảm tốc một cấp
    Hộp giảm tốc nhiều cấp

- Tùy theo loại truyền động trong hộp số giảm tốc phân ra :

    Hộp giảm tốc bánh răng trụ : khai triển, phân đôi, đồng trục.
    Hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn – trụ.
    Hộp giảm tốc trục vít – bánh răng.
    Hộp giảm bánh răng – trục vít.

- Ở đây ta thiết kế một hộp giảm tốc hai cấp + một bộ truyền ngoài.

- Sau khi phân tích và lựa chọn số vòng quay đồng bộ để chọn động cơ ở trên ta cần tiến hành phân phối tí số truyền cho các bộ truyền trong hộp, cần tiến hành tính toán động. Hộp giảm tốc dùng để giảm tốc độ vòng quay từ động cơ, để lấy ra được số vòng cần thiết từ trục của hộp giảm tốc. Nghĩa là 1 đầu hộp giảm tốc được nối với động cơ (truyền động bằng xích, đai, hoặc nối cứng). Đầu còn lại của hộp giảm tốc được nối vối tải (xích, đai, nối cứng).

VD : số vòng tua của 1 động cơ là 1500 vòng/phút, người ta muốn lấy ra số vòng 50 vòng/phút để phục vụ công việc của họ, thì họ thiết kế 1 hộp giảm tốc để lấy ra được số vòng quay trong 1 phút cần thiết.

Vai trò của hộp giảm tốc

Tại sao phải sử dụng hộp giảm tốc, khi mà tác dụng chính của nó chỉ là giảm tốc độ của động cơ? Thay vì đó không chế tạo trực tiếp động cơ có tốc độ quay nhỏ?

    Bởi vì rất khó tạo ra động cơ có tốc độ quay như mong muốn. Thông thường động cơ có tốc độ quay rất cao, trong khi đưa vào hệ thống truyền tải, hay khi phối hợp với người sử dụng hoặc bộ phận, máy móc khác yêu cầu tốc độ quay thấp hơn nhiều lần, thì việc giảm tốc cho động cơ là yêu cầu cần thiết.

    Thứ hai, việc chế tạo động cơ có công suất nhỏ (thỏa mãn yêu cầu sử dụng) cần chi phí rất cao, trong khi động cơ có công suất lớn (tốc độ quay lớn) thường nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, với chi phí thấp hơn rất nhiều.

Cho nên để tối ưu hóa về chi phí, đồng thời đảm bảo sự nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng của hệ thống động cơ giảm tốc, người ta vẫn cần sử dụng hộp giảm tốc.

Nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc

Thông thường hộp số giảm tốc là một hệ bánh răng ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và momen quay đã thiết kế để lấy ra số vòng quay mà người sử dụng cần. Cũng có một số hộp giảm tốc không sài hệ bánh răng thường mà sài hệ bánh răng vi sai, hoặc hệ bánh răng hành tinh. Tùy vào điều kiện làm việc và tính toán người ta sẽ thiết kế một hộp giảm tốc phù hợp với công việc. Khi người ta cần 1 số vòng quay trong 1 phút mà không có động cơ nào đáp ứng được  thì người ta sẽ dùng đến hộp giảm tốc.

 Ưu điểm của các loại hộp giảm tốc

    Hộp giảm tốc bánh răng: có năng suất cao, dễ sử dụng và bảo dưỡng.

    Hộp giảm tốc hành tinh: thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất cao, có thể sử dụng được cho cả động cơ điện và thủy.

    Hộp giảm tốc cyclo: cấu tạo đơn giản, gọn, nhẹ và tỷ số truyền cao.

Nhược điểm của các loại hộp giảm tốc

    Hộp giảm tốc bánh răng: thiết kế khá to, cần nhiều diện tích khi lắp đặt.

    Hộp giảm tốc hành tinh:  khả năng tải nhiệt kém.

    Hộp giảm tốc cyclo: năng suất làm việc không cao, khả năng tản nhiệt kém, sửa chữa bảo dưỡng cũng khá phức tạp.

Dựa theo những đặc điểm của hộp giảm tốc trong các hệ thống băng tải ta có những lựa chọn phù hợp với loại băng tải cần sử dụng trong nhà máy.