MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://dolin.vn


Các kiểu kết nối của Motor với hộp số hoặc máy làm việc

Các kiểu kết nối của Motor với hộp số hoặc máy làm việc
Trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, chúng ta thường gặp các dây chuyền sản xuất khác nhau cả về kiểu dáng là tính chất đặc thù riêng, vậy bộ phận nào tạo ra sự khác biệt về tốc độ đó?
1.Động cơ mặt bích
 
Động cơ lắp mặt bích là động cơ có kiểu lắp đặt và kết nối với các thiết bị khác (hộp giảm tốc, máy làm việc) bằng mặt bích.
 
Có hai loại motor mặt bích:
 
Motor mặt bích B14
 
Motor mặt bích B5
 
Motor mặt bích B14 có đường kính nhỏ hơn đường kính Motor mặt bích B5
 
Motor mặt bích kết nối với hộp số theo hai cách sau
 
+ Kết nối thông qua IEC
 
Khi kết nối với hộp giảm tốc thông qua IEC thì kích thước mặt bích IEC trùng với kích thước mặt bích của motor đồng thời đường kính cốt của motor (cốt dương) bằng đường kính cốt của IEC (cốt âm), trên mặt bích của động cơ có 6 đến 8 lỗ bắt ốc để bắt cố định vào hộp giảm tốc
 
+Kết nối trực tiếp
 
-Motor mặt bích cũng lắp trực tiếp vào hộp giảm tốc mà không thông qua IEC, giống như cách kết nối trên là kích thước mặt bích của motor và kích thước mặt bích của hộp giảm tốc trùng nhau.
 
Với cách lắp này, trên đầu cốt của motor có một bánh răng để ăn khớp với bánh răng đầu vào của hộp số (nhà sản xuất ra tạo bánh răng trên đầu cốt motor bằng cách gắn vào cốt motor 1 bánh răng và giữ cho bánh răng khỏi tuộc ra bằng cái phe, hoặc họ gia công trực tiếp bánh răng lên cốt của cốt của motor (motor cắt cốt), kiểu kết nối này thường gặp ở các hãng sản xuất motor hộp số.
 
2. Động cơ chân đế
 
Động cơ chân đế là động cơ có kiểu lắp đặt bằng chân đế
 
Động cơ chân đế kết nối với hộp giảm tốc hoặc máy làm việc bằng những cách sau:
 
Kết nối bằng khớp nối
 
Kết nối bằng dây curoa
 
Kết nối bằng xích
 
2.1 Các vấn đề cần lưu ý khi lắp bằng xích
 
Khi xích quá dài sẽ dẫn đến hao tổn hiệu suất số vòng quay qua từ motor qua máy làm việc, lực moment khởi động của motor phải cao
 
Khi xích quá căng sẽ dẫn đến sự hao mòn của nhông và xích nhanh hơn
 
Khi gặp tải sốc chu kỳ thay đổi tốc độ truyền tải từ motor qua máy làm việc tăng lên đồng thời lực tác lên bạc đạn bị không đều làm giảm tuổi thọ bạc đạn
 
Độ chùng xích cũng dẫn đến hao tổn hiệu suất số vòng quay qua từ motor qua máy làm việc, lực moment khởi động của motor phải cao ngoài ra khi tải không đều xích dễ bị trật ra ngoài bánh nhông
 
Khi 2 bánh xích lệch bắt lệch tâm sẽ dẫn đến xích để trật ra ngoài 02 bánh xích
 
Trong quá trình truyền tải lực phân bố lên bạc đạn không đồng đều do độ lệch tâm gây ra nhanh hư bạc đạn, bánh nhông và xích cũng nhanh mòn.
 
2.2 Kiểu kết nối motor và hộp giảm tốc bằng dây curoa
 
Truyền động bằng dây curoa hoạt động theo nguyên lý ma sát, theo đó moment xoắn từ bánh chủ động truyền cho bánh bị động, nhờ vào ma sát sinh ra giữa dây đai và bánh đai. Ma sát sinh ra giữa dây đai và bánh đai là nhờ lực căng của dây curoa.
 

Ưu điểm và nhược điểm của việc kết nối bằng dây curoa

Ưu điểm

Nhược điểm

_ Có thể truyền động khi trục của motor và trục của hộp số cách xa nhau

_ Làm việc êm, nhờ vào độ dẽo của đai

_ Nhờ vào tính chất đàn hồi của đai nên tránh lực tác động mạnh lên cơ cấu khi trọng tải và tốc độ thay đổi

_ Nhờ vào sự trượt trơn của đai nên giảm phòng tránh được sự quá tải của motor

_ Lắp đặt và vận hành đơn giản.

 

_ Kết cấu của (kích thước) bộ tuyền đai lớn so với các bộ truyền khác

_ Tỉ độ đầu ra bị thay đổi nhiều do hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai

_ Lực tác động lên trục và ổ lớn (thường gấp 2-3 lần so với bộ truỵền bánh răng) do phải có lực căng đai ban đầu

_ Tuổi thọ thấp

 

 
3. Các trường hợp dùng kiểu lắp mặt bích hoặc chân đế
 
3.1 Dùng kiểu lắp mặt bích hoặc chân đế trong các trường hợp sau
 
Tùy theo kết cấu của từng loại máy làm việc mà nhà chế tạo máy dùng kiểu lắp mặt bích hay chân đế cho phù hợp, kiểu lắp mặt bích thì trông gọn gàng tính thẩm mỹ cao hơn kiểu lắp chân đế.Thông thường nhà chế tạo máy thường chọn kiểu lắp mặt bích các ứng dụng tải đều đặng, không sốc.
 
Kiểu lắp mặt bích dùng phổ biến cho các máy khuấy tải nhẹ đều như máy khuấy hóa chất
 
Kiểu lắp chân đế kết nối qua máy làm việc bằng puli hoặc nhông, kiểu lắp này thường dùng cho các ứng dụng tải sốc, không đều
 
Kiểu lắp chân đế dùng phổ biến cho các băng tải bao, băng tải đất đá trong ngành xây dựng, băng tải trong ngành nông sản và các loại máy sản công nghiệp như máy cưa gỗ, máy trong chế biến hạt Điều.
 
 
 

3.2 Ưu và nhược điểm của kiểu lắp mặt bích 

 

Ưu điểm

Nhược điểm

_Chi phí cho kiểu lắp mặt bích thấp vì ít tốn thiết bị kết nối trung gian.

_Kết nối trực tiếp với máy làm việc nên trông gọn gàng đảm bảo tính thẩm mỹ và vệ sinh đáp ứng cho các loại máy lắp đặt trong các dây chuyền sản xuất thực phẩm đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh cao.

 

 

-Chỉ thích hợp với các ứng dụng tải đều, không sốc.

 

 

3.3 Ưu và nhược điểm của kiểu lắp chân đế

 

Ưu điểm

Nhược điểm

-Ứng dụng được cho các lại tải từ tải nhẹ đến tải nặng, tải sốc.

-Có thể tăng giảm tốc độ (điều chỉnh trước) bằng các tăng hoặc giảm đường kính nhông hay puli.

 

-Chiếm nhiều không gian.

-Tính thẩm mỹ không cao.

-Chi phí kết nối kiểu nầy cao hơn kiểu lắp mặt bích do tốn nhiều thiết bị kết nối trung gian hơn.

-Độ an toàn đối với môi trường làm việc xung quanh không cao.