Trường hợp không phải dán nhãn năng lượng motor động cơ điện
Các trường hợp nào không phải dán nhãn năng lượng motor động cơ điện là vấn đề mà các cơ sở sản xuất motor, doanh nghiệp nhập khẩu động cơ điện cần biết để thực hiện đúng quy định về dán nhãn năng lượng cho motor động cơ.
Dán nhãn năng lượng động cơ điện căn cứ theo điều luật nào?
Hiện tại việc thực hiện dán nhãn năng lượng động cơ điện được quy định và hướng dẫn khá cụ thể ở các điều luật và thông tư ban hành sau đây:
Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;
Quyết định số 04/2017/QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính phủ (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình;
Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu;
Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng.
Thông thường trước khi đưa vào sử dụng, các motor điện được kiểm định dán nhãn năng lượng, tuy nhiên có một số trường hợp được miễn. Dán nhãn năng lượng motor làm tăng chi phí và mất thời gian đối với doanh nghiệp nhập khẩu động cơ điện. Nếu motor điện nhập khẩu thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì chỉ cần làm thủ tục khai hải quan bình thường, không cần mang động cơ đi làm các thủ tục dán nhãn năng lượng.
Xét về công suất motor động cơ
Động cơ điện có công suất ra danh định nhỏ hơn 0.75 KW (750W) không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ điện có công suất ra danh định lớn hơn 150KW không cần phải dán nhãn năng lượng.
Riêng motor điện có công suất từ 0.75KW – 150KW thì cần xét thêm các trường hợp bên dưới.
Xét về các thông số kỹ thuật khác của motor động cơ
Động cơ điện có tần số khác 50Hz hoặc 60Hz đều không phải dán nhãn năng lượng.
Những motor thay đổi tốc độ quay (hoạt động không liên tục) được miễn dán nhãn năng lượng (trên nameplate thường thể hiện như sau: S2…X%, S3 ….Y%,….)
Những motor có 8 cực trở lên không phải dán nhãn năng lượng.
Xét về loại motor điện
Động cơ dùng điện 1 chiều (DC motor ) không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ đồng bộ ( Synchronous motor ) thì không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ gắn liền hộp số ( Gear Motor ) không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ Servo ( Servo motor ) không phải dán nhãn năng lượng.
Xét về các điều kiện sử dụng của motor động cơ điện những loại động cơ dưới đây không phải dán nhãn năng lượng:
Động cơ được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ motor của máy bơm, motor của quạt và motor của máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó.
Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.
Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.
Động cơ điện được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ).
Động cơ được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số).
Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc quy định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1))
Hiện tại việc thực hiện dán nhãn năng lượng động cơ điện được quy định và hướng dẫn khá cụ thể ở các điều luật và thông tư ban hành sau đây:
Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;
Quyết định số 04/2017/QĐ-Ttg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng chính phủ (thay thế Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/9/2011) phê duyệt danh mục các mặt hàng phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo lộ trình;
Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu;
Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng đối với 1 số mặt hàng.
Thông thường trước khi đưa vào sử dụng, các motor điện được kiểm định dán nhãn năng lượng, tuy nhiên có một số trường hợp được miễn. Dán nhãn năng lượng motor làm tăng chi phí và mất thời gian đối với doanh nghiệp nhập khẩu động cơ điện. Nếu motor điện nhập khẩu thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì chỉ cần làm thủ tục khai hải quan bình thường, không cần mang động cơ đi làm các thủ tục dán nhãn năng lượng.
Xét về công suất motor động cơ
Động cơ điện có công suất ra danh định nhỏ hơn 0.75 KW (750W) không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ điện có công suất ra danh định lớn hơn 150KW không cần phải dán nhãn năng lượng.
Riêng motor điện có công suất từ 0.75KW – 150KW thì cần xét thêm các trường hợp bên dưới.
Xét về các thông số kỹ thuật khác của motor động cơ
Động cơ điện có tần số khác 50Hz hoặc 60Hz đều không phải dán nhãn năng lượng.
Những motor thay đổi tốc độ quay (hoạt động không liên tục) được miễn dán nhãn năng lượng (trên nameplate thường thể hiện như sau: S2…X%, S3 ….Y%,….)
Những motor có 8 cực trở lên không phải dán nhãn năng lượng.
Xét về loại motor điện
Động cơ dùng điện 1 chiều (DC motor ) không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ đồng bộ ( Synchronous motor ) thì không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ gắn liền hộp số ( Gear Motor ) không phải dán nhãn năng lượng.
Động cơ Servo ( Servo motor ) không phải dán nhãn năng lượng.
Xét về các điều kiện sử dụng của motor động cơ điện những loại động cơ dưới đây không phải dán nhãn năng lượng:
Động cơ được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ motor của máy bơm, motor của quạt và motor của máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó.
Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.
Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.
Động cơ điện được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ).
Động cơ được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số).
Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc quy định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1))
Những tin mới hơn
- Cấu tạo hộp giảm tốc vỏ gang (18/03/2021)
- Hộp giảm tốc đồng trục (19/03/2021)
- Cách điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha (20/03/2021)
- Ứng dụng của động cơ điện (22/03/2021)
- Hộp giảm tốc trục vít phổ biến hiện nay (17/03/2021)
- Tại sao phải sử dụng hộp giảm tốc trong cơ khí? (16/03/2021)
- Motor giảm tốc cấu tạo và nguyên lí hoạt động (12/03/2021)
- Động cơ điện 1 pha là gì? Ứng dụng của động cơ này trong chế tạo máy móc (13/03/2021)
- So Sánh Cuộn Dây Đồng và Cuộn Dây Nhôm Trong Động Cơ (15/03/2021)
- Những lưu ý cần biết khi vận hành hộp số giảm tốc (11/03/2021)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (06/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (05/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (04/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (04/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (03/03/2013)
- Quy trình bảo dưỡng hôp số giảm tốc bao gồm các bước như thế nào (09/03/2021)
- Những lỗi mà Mô tơ điện thường gặp gây cháy, hỏng động cơ (07/03/2021)
- Hộp giảm tốc hành tinh là gì? Vai trò của hộp giảm tốc hành tinh (06/03/2021)
- Cách kiểm tra motor bị cháy (04/03/2021)
- AC Servo Motor là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng AC Servo Motor (04/03/2021)
Join