Tổng hợp những cách đấu dây motor điện 1 pha
Đôi khi chúng ta bở ngỡ trước cách đấu dây một động cơ điện vì có thể quên hoặc chưa từng gặp qua. Qua bài viết này sẽ phần nào hỗ trợ quý vị khi gặp phải vấn đề nếu trên.
1. Cách đấu dây motor điện 1 pha có 3 dây ra
Các xác định các đầu dây của motor điện 1 pha và máy nén có 3 dây ra(1 tốc độ)
Motor quạt và máy nén 1 tốc độ dùng trong máy lạnh gồm 2 cuộn dây như hình với 3 dây ra được quy định là R-S-C.
R: dây chạy
S: dây đề (khởi động)
C: dây chung
Cách bước xác định dây, Cách đấu dây motor điện 1 pha :
Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo 3 cặp điện trở của 3 đầu dây
Bước 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất là 2 dây R,S => dây còn lại là dây C
Bước 3: So sánh điện trở của dây C với 2 dây còn lại, dây nào có điện trở nhỏ là R, dây có điện trở lớn là S
2. Cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra
Có nhiều bạn thường khó khăn trong trường hợp mà một khách hàng đã liên hệ với chúng tôi là Động cơ 1 pha dùng tụ có 4 đầu ra: 2 dây Đen, 1 dây Xanh,1 dây Nâu. Khi lấy đồng hồ đo đầu 4 dây thì 4 dây này đều thông mạch với nhau. thế nên đã không xác định được cuộn khởi động để đấu tụ thế nào cả, chúng tôi xin có chia sẻ cho các bạn cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra như sau:
Có 2 cách để xác định đâu là cuộn LV, đâu là cuộn KD: Bằng mắt thường và bằng đồng hồ vạn năng.
2.1. Bằng mắt thường
Bạn tháo Roto ra khỏi Stato,tại Stato: Cuộn LV nằm BÊN TRONG và có CỠ DÂY lớn hơn cuộn KD,nhìn vào các đầu nối ta sẽ biết đâu là cuộn LV,đâu là cuộn KD
=>Cách đấu dây:
Nối 2 đầu bất kỳ của LV và KD với nhau và nối ra 1 dây nguồn,
Dây còn lại của LV nối với dây nguồn còn lại và 1 má tụ,
Dây còn lại của KD nối vói má tụ còn lại là xong.
Nếu quay ngược thì gữ nguyên 1 cuộn, đảo đầu cho cuối cuộn còn lại là được.
2.2. Bằng Đồng hồ
Vì cuộn LV có tiết diện lớn hơn cuộn KD,mà số vòng cuộn KD lại = hoặc lớn hơn cuộn LV nên ta đo thông mạch:
-Cuộn nào có Điện trở nhỏ hơn thì đó là cuộn LV=>cuộn còn lại là cuộn KD.
Màu dây mỗi hãng sx có quy định riêng,mỗi người thợ lại đánh dấu 1 kiểu nên dựa vào màu dây để xác định các cuộn k khả quan lắm.
3. Cách đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra
3.1. Cách đấu dây motor điện 1 pha, xác định các đầu dây
Motor quạt 3 tốc độ thường là motor dàn lạnh của máy lạnh, gồm 4 cuộn dây như hình với 5 dây ra được quy định là R-S-Hi-Me-Lo.
R: dây chạy
S: dây đề (khởi động)
Hi: dây tốc độ cao
Me: dây tốc độ trung bình
Lo: dây tốc độ thấp
Các bước xác định dây:
Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo 10 cặp điện trở của 5 đầu dây. Cặp dây nào có điện trở lớn nhất là 2 dây R,S => 3 dây còn lại là dây Hi,Me,Lo
Bước 2: Chập 3 đầu dây Hi,Me,Lo lại với nhau và đo điện trở giữa điểm chập này với 2 dây R,S. Dây nào có điện trở lớn là R, dây có điện trở nhỏ là S.
Bước 3: Tháo 3 đầu dây Hi,Me,Lo rời ra và đo điện trở từng dây với R. Dây nào có điện trở nhỏ nhất là Hi, lớn nhất là Lo, trung bình là Me.
hoặc : Tháo 3 đầu dây Hi,Me,Lo rời ra và đo điện trở từng dây với S. Dây nào có điện trở nhỏ nhất là Lo, lớn nhất là Hi, trung bình là Me
3.2. Cách đấu dây motor điện 1 pha có 5 đầu ra, phương pháp xác định các đầu dây bằng hình vẽ
Ưu điểm của phương pháp này là rõ ràng, ít nhầm lẫn, chỉ cần đo điện trở 1 lần, sau đó nhìn giá trị là có thể xác định các đầu dây. Thích hợp để kiểm tra motor quạt dàn lạnh của máy lạnh có các đầu dây đã ghim vào giắc cắm như hình vì khó chập 3 đầu dây Hi, Me, Lo với nhau như cách trên.
Bước 1: Vẽ sơ đồ và đánh dấu màu dây như hình. Đo điện trở của 10 cặp dây và ghi giá trị lên hình.
Bước 2: Tìm cạnh có điện trở lớn nhất là R,S => 3 dây còn lại là Hi, Me, Lo
Bước 3: Trong tam giác Hi, Me, Lo, cạnh nào có điện trở lớn nhất là Hi, Lo => dây còn lại là Me
Bước 4: So sánh điện trở của Me với R, S, cạnh nào có điện trở lớn là R, nhỏ là S
Bước 5: Xác định Hi, Lo thông qua R. Nguyên tắc: điện trở càng nhỏ tốc độ càng cao. Xét 2 cạnh R và Hi, Lo => Cạnh nào có điện trở nhỏ là Hi, lớn là Lo
Hoặc: Xác định Hi, Lo thông qua S. Nguyên tắc: điện trở càng nhỏ tốc độ càng thấp. Xét 2 cạnh S và Hi, Lo => Cạnh nào có điện trở nhỏ là Lo, lớn là Hi
4. Cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra
Trong 6 đầu dây ra có 4 đầu là của cuộn dây chính, 2 đầu là của cuộn phụ. Cách xác định như sau:
Dùng ôm mét thang đo R x 1 đo từng cặp đầu dây, có ba cặp dây liên lạc từng đôi,
Đánh dấu từng cặp đầu dây liên lạc với nhau và trị số điện trở của chúng.
Hai cặp nào có điện trở bằng nhau thì đó là hai cặp của cuộn dây chính (4 đầu dây), hai đầu còn lại sẽ là của cuộn phụ.
Đánh số các đầu dây: cuộn chính là 1 – 2; 3 – 4, cuộn phụ 5 – 6.
Xác định cực tính của các đầu dây của cuộn dây chính:
Lần lượt đấu động cơ theo sơ đồ hình 4-15a và 4-15b rồi đóng động cơ vào lưới. Trong hai lần thử, lần nào động cơ chạy nhanh, êm, không có tiếng ù và dòng điện vào động cơ bé thì cách nối dây trong pha chính của lần thử đó là đúng cực tính.
Giả sử lần thử theo sơ đồ hình 4-15b động cơ chạy nhanh, êm, dòng điện thấp thì cực tính của hai nửa cuộn pha chính như sau: 1 và 3 là đầu đầu, 2 và 4 là đầu cuối. Nếu thử lần 1 động cơ chạy nhanh và êm, dòng điện thấp hơn thì 1 và 4 là đầu đầu, 2 và 3 là đầu cuối.
Tuỳ thuộc vào điện áp nguồn là 110V hay 220V mà đấu dây để vận hành động cơ
Kiểm tra tụ điện, Cách đấu dây motor điện 1 pha
Tụ điện động cơ không đồng bộ có hai loại: tụ thường trực và tụ khởi động. Cả hai loại đều có thể dùng cách thử sau:
Dùng ômmét đặt ở thang đo Rx100, đặt hai đầu que đo vào hai cực của tụ điện, quan sát kim đồng hồ.
Nếu kim đồng hồ lên đến một vị trị nào đó rồi từ từ trở về vị trí vô cùng thì tụ còn tốt.
Nếu kim lên đế vị trí nào đó rồi từ từ trở về nhưng còn cách vô cùng một khoảng, tụ bị rò rỉ.
Kim lên đến vị trí 0 ohm, tụ bị nối tắt, còn nếu kim không lên thì tụ bị đứt hoặc bị khô.
Chú ý:
Khi thử tụ không được chạm hai tay vào hai que đo vì như thế kim sẽ chỉ trị số điện trở giữa hai tay của người đo, kết luận sẽ sai.
Khi đã thử một lần, muốn thử lần thứ hai thì phải xả điện cho tụ bằng cách nối tắt hai cực của tụ điện hoặc đổi vị trí hai que đo.
Khi sửa chữa động cơ 1 pha có dùng tụ thường trực có điện dung khoảng vài chục uF trở lên thì phải phóng điện cho tụ, nếu không khi chạm vào các điện cực của tụ sẽ bị điện giật gây nguy hiểm.
Dùng tụ điện thường trực, cách đấu dây motor điện 1 pha
Khi khởi động, hai tụ điện mắc song song để có giá trị lớn (tăng moment khởi động). Tụ điện có giá trị nhỏ được mắc thường trực để cải thiện đặc tính hoạt động của động cơ.
Cách xác định các dây ra của động cơ 1 pha.
Trong trường hợp các đầu ra của động cơ 1 pha mất số đánh dấu cực tính, ta tiến hành xác định cực tính như sau:
Cách 1:
Dùng VOM mức ohm dò từng cặp dây, nếu cặp dây nào có điên trở nhỏ hơn hoặc có hiện tượng nạp xả bởi tụ, và các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, ngắt điện ly tâm thì cặp đó là dây đề.
Đối với động cơ 1 pha có 4 dây ra, sau khi xác định 2 dây là cuộn đề, 2 dây còn lại là cuộn chạy. Ta tiến hành đấu dây cho động cơ hoạt động như sau: lấy 1 đầu cuộn đề và 1 đầu cuộn chạy đấu chung lại cho ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề đấu vào tụ (kapa) rồi đấu vào vít ly tâm( trái bung) rồi đấu tiếp vào đầu dây cuộn chạy còn lại ra thêm một dây nguồn nữa. Sau khi motor ra được 2 dây nguồn thì đấu nguồn điện xoay chiều 220 V vào cho động cơ hoạt động. Muốn đổi chiều quay của động cơ chỉ việc đổi 2 dây cuộn đề lại là đã đổi chiều động cơ.
Đối với động cơ 1 pha có 6 đầu dây ra, sau khi xác định pha đề xong, thì cứ đấu dây động cơ theo cách đấu vận hành với nguồn điện 220 V
Đóng điện cấp nguồn cho động cơ khởi động nếu:
Động cơ khởi động bình thường, chứng tỏ 2 cặp dây pha chạy đã đấu đúng với theo thứ tự 1_2 đấu với 3_4. Đầu 2 đấu với đầu
3. Đầu 1 và đầu 4 ra nguồn.
3. Đầu 1 và đầu 4 ra nguồn.
Nếu động cơ không khởi động được thì đấu nối tiếp 2 cuộn chay sai. Ta chỉ việc đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 lại là được. Cuộn chạy 2 vẫn giữ nguyên vị trí.
Sau khi xác định xong đánh dấu đầu dây lại. 2 đầu 1 và 4 chạylàm 2 đầu cuộn chạy. Cách đấu như đấu động cơ có 4 đầu dây.
Cách 2:
Ngoài phương pháp trên ta có thể dùng phương pháp cảm ứng điện từ để xác định cực tính.
Mắc từng cặp dây chưa xác định vào VOM mức mA kế. Quay trục và quan sát nếu:
Cặp dây nào có cường độ khác cặp kia thì đó chính là cặp dây của pha đề.
2 cặp còn lại là của pha chạy.
Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi xác định được 2 đầu cuộn đề thì còn lại 2 cặp dây. Cần xác định đúng chiều 2 cặp dây bằng cách .Đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy sao cho khi xoay trục kim mA kế chỉ cường độ lớn nhất, thì chứng tỏ 2 cặp dây này đã đấu đúng chiều là 1_2 nối 3_4. Sau đó đánh dấu đầu 1 và 4 làm đầu ra 2 đầu 2 và 3 đấu chung lại. Tiến hành đấu cho động cơ hoạt động như cách 1.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Motor giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, motor giảm tốc NMRV, Động cơ điện 1pha, Motor điện một pha, Đấu dây điện một pha, Động cơ khỏi động, Hộp giảm tốc, động cơ giảm tốc chân đế, động cơ giảm tốc mặt bích, động cơ giảm tốc vuông góc, motor giảm tốc cốt âm
Những tin mới hơn
- Motor điện - Động cơ điện là gì ? (10/11/2018)
- Kiến thức về Động cơ chống cháy nổ (05/01/2019)
- Chỉ số IP trong tiêu chuẩn chống cháy nổ (30/01/2019)
- Giải pháp sử dụng động cơ điện hiệu quả (03/12/2018)
- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MOTOR GIẢM TỐC VÀ HỘP GIẢM TỐC (13/11/2019)
- Phương pháp lựa chọn động cơ giảm tốc (01/10/2019)
- Tiêu chuẩn IEC áp dụng cho động cơ điện (01/12/2018)
- Động cơ điện và nguyên tắc cơ bản khi sự dụng (12/12/2018)
- Hộp giảm tốc là gì? Cách phân loại hộp giảm tốc (10/10/2019)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join