SO SÁNH ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC AC 1 PHA VÀ 3 PHA CÓ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM GÌ ?

Thứ sáu - 15/01/2021 04:02

SO SÁNH ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC AC 1 PHA VÀ 3 PHA CÓ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM GÌ ?

Bạn đã từng nghe về động cơ điện 1 pha 3 pha rất nhiều nhưng chưa tìm hiểu hoặc tìm hiểu chưa rõ ràng. Hiện này bạn vẫn đang phân vân chưa biết lựa chọn dòng động cơ nào là chính xác và phù hợp với ứng dụng và các yếu tố khác của doanh nghiệp, công ty.
Bạn đã mua sai động cơ động cơ 3 pha khi điện lưới của bạn chỉ có 1 pha hay ngược lại, gây tốn kém chi phí và thời gian và hậu quả là bạn phải mua mới, đổi động cơ hoặc tìm những cách khác để khắc phục lỗi sai này. Để giải đáp các lo lắng đó, bạn hãy tham khảo bài viết bên dưới để hiểu về từng dòng động cơ. Động cơ nào thích hợp với mục đích, ứng dụng gì và ưu nhược điểm của từng dòng động cơ để đưa ra lựa chọn chính xác nhất nhất.

Động cơ giảm tốc 1 pha, động cơ giảm tốc 3 pha là gì?

 Động cơ giảm tốc 1 pha (2 pha/ Single phase)

    Động cơ điện 1 pha bao gồm 1 động cơ điện kết nối với đầu giảm tốc hay hộp giảm tốc, sử dụng nguồn điện 1 pha xoay chiều điện áp 110v/220v AC.

    Đối với đối tượng sử dụng là hộ gia đình, khu chung cư, cửa hàng hoặc các doanh nghiệp quy mô nhỏ và phi công nghiệp thì nên sử dụng động cơ giảm tốc 1 pha có lợi thế kết nối với nguồn điện dân dụng, và rất thích hợp cho các máy móc ứng dụng di động.

    Sử dụng động cơ giảm tốc 1 pha với yêu cầu về công suất nhỏ từ 0.18Kw đến 4Kw mà có thể thấy phổ biến ở các thiết bị gia dụng, máy bơm, điều hòa không khí, thiết bị đóng mở cửa tự động,...

Động cơ giảm tốc 3 pha ( Three phase)

    Động cơ điện 3 pha bao gồm 1 động cơ điện kết nối với đầu giảm tốc hay hộp giảm tốc, sử dụng nguồn điện 3 pha xoay chiều điện áp 220v/380 và 380v/660v.

    Đối tượng sử dụng là các nhà máy quy mô lớn, ngành công nghiệp yêu cầu nguồn động cơ công suất lớn, hiệu suất cao, khả năng thay đổi tốc độ cũng như momen ở tốc độ thấp tốt hơn.

    Động cơ giảm tốc 3 pha sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp như trong các dây chuyền sản xuất tự động, băng truyền, băng tải, các thiết bị nâng hạ nặng,.. với dải công suất dài hơn từ 0.18kw đến 315kw.

Ưu điểm và nhược điểm của động cơ giảm tốc 1 pha, 3 pha

Động cơ giảm tốc 1 phase:

Ưu điểm:

    Phù hợp với các ứng dụng công suất nhỏ, tiết kiệm chi phí

    Khả năng vận hành mượt mà, êm ái, hạn chế tiếng ồn

    Đối với các khu vực không hỗ trợ nguồn điện 3 pha thì dòng động cơ giảm tốc 1 pha có thể đáp ứng được.

    Không cần tốn kém chi phí để kéo điện 3 pha

    Thiết kế đơn giản và dễ dàng cho việc bảo trì và sửa chữa.

 Nhược điểm:

    Hiệu suất và hệ số công suất thấp hơn so với 3 pha

    Để khởi động được cần phải sử dụng tụ đề

    Chỉ phù hợp với nhu cầu công suất nhỏ dưới 4kw

    Giá thành đắt dòng 3 pha cùng công suất

    Dải công suất bị hạn chế, ít sự lựa chọn hơn.

Động cơ giảm tốc 3 phase:

Ưu điểm:

    Dải công suất rộng bao gồm công suất lớn rất lớn, có nhiều lựa chọn.

    Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt, sửa chữa

    Các ứng dụng cần công suất lớn sử dụng động cơ giảm tốc 3 pha mang lại hiệu quả hơn

    Động cơ có thể khởi động trực tiếp không cần thông qua tụ đề

    Giá thành thấp hơn dòng 1 pha cùng công suất nên chiếm ưu thế hơn trên thị trường công nghiệp.

Nhược điểm:

    Chi phí tiêu thụ điện năng nhiều hơn động cơ điện 1 pha.

    Khi hoạt động gây ra tiếng ồn lớn hơn so với dòng 1 chiều

    Chi phí để kéo và lắp đặt dòng điện 3 pha cho mục đích sử dụng lớn, khá tốn kém không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.

Tuy nhiên nếu bạn có động cơ giảm tốc 3 pha nhưng điện lưới 1 pha, không muốn tốn chi phí kéo điện 3 pha về sử dụng thì bạn có thể sử dụng tụ điện và đấu dây động cơ 3 pha thành 1 pha để sử dụng. Nhưng cách sử dụng này có 1 nhược điểm rất lớn là công suất, hiệu suất bị giảm 30% đến 40% công suất thực ban đầu. Cách thứ 2 sử dụng biến tần 1 pha 220v ra 3 pha 220v hoặc ra 3 pha 380v để cung cấp dòng điện 3 pha cho động cơ giảm tốc và còn có thể điều chỉnh tốc độ dễ dàng nữa.

Tổng số điểm của bài viết là: 10050 trong 4960 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn