Hướng dẫn đấu dây và xác định đầu dây động cơ điện 3 pha
Động cơ điện 3 pha có rất nhiều ưu điểm và đặc tính tốt. Từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng lớn của con người. Cấu tạo của động cơ cũng vô cùng đơn giản, tiết kiệm dây dẫn và công suất. Vậy để tạo ra được động cơ 3 pha, các bạn cần đấu dây như thế nào?
Việc đấu dây cho động cơ 3 pha đóng vai trò rất quan trọng. Bởi chỉ cần 1 sai sót nhỏ sẽ dẫn đến sự nguy hiểm rất lớn. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ và nắm vững kiến thức về đấu dây cho động cơ điện. Sau đó mới bắt đầu tiến hành công việc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách đấu dây động cơ 3 pha hiệu quả nhất!
Cách đấu dây động cơ điện 3 pha: Đấu tam giác
Ví dụ, ta sử dụng động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V. Lưới điện của ta hiện nay là 110V/220V 3 pha. Với trường hợp này, bạn sẽ tiến hành đấu kiểu tam giác là thích hợp nhất. Bởi nó sẽ trung hòa giữa điện áp thấp của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện. Tất cả đều là 220V.
Cách đấu dây động cơ điện 3 pha: Đấu hình sao
Vẫn lấy ví dụ trên, động cơ 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V và lưới điện hiện tại là 220V/380V 3 pha. Trong trường hợp này, động cơ điện sẽ được đấu kiểu hình sao. Để có thể phù hợp với mức điện áp thấp của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện. Tất cả đều ở mức 380V.
Lưu ý khi đấu dây động cơ:
Nếu động cơ ghi 127V/220V thì chỉ đấu hình sao. Và sử dụng với điện áp 220V 3 pha.
Động cơ ghi 380V/660V thì chỉ đấu tam giác. Như vậy sẽ sử dụng được với điện áp 220V/380V 3 pha.
Motor điện công suất từ 0,18 – 3,7kW với lưới điện 220/380V, 50hz sẽ đấu tam giác.
Motor điện công suất trên 3,7kW với lưới điện 380/660V, 50hz sẽ đấu hình sao.
Cách xác định đầu dây cho động cơ 3 pha
Xác định 3 cặp dây
Với mô tơ điện 3 pha 6 đầu dây thì bạn cần xác định được 3 cặp dây. Để xác định được 3 cặp dây, bạn sử dụng đồng hồ VOM. Lúc này bạn cần vặn thang điện trở là X1. Sau đó tiến hành đo từng cặp dây, tiến hành ký hiệu lại từng cặp dây. Ta ký hiệu các dây lần lượt là 1,2,3,4,5,6. Nên ta kết hợp dây 1-2 là 1 cặp, 3-4 là 1 cặp, 5-6 là 1 cặp.
Ta tiến hành làm việc với đồng hồ VOM. Vặn thang điện của đồng hồ lên 2.5DCmA. Sau đó quấn que âm dương của đồng hồ VOM với cặp dây 1,2 ở trên.
2 cặp còn lại (3,4 và 5,6) lần lượt chạm vào 2 đầu âm dương của cục pin. Tại cặp số 3,4: Nếu đồng hồ chạy lên theo chiều thuận thì dây ở cực dương là dây dương (đầu đầu). Còn dây ở cực âm cục pin là đầu cuối.
Cách đấu dây còn lại
Với trường hợp dây 3 ở cực dương cục pin thì dây 3 là dây dương (đầu đầu). Dây 4 đang ở cực còn lại là cực âm, tức là dây âm (đầu cuối). Còn nếu đồng hồ chạy ngược lại thì giá trị cũng đảo ngược lại. Tương ứng ta xác định đầu dây cho cặp 5,6.
Còn đối với cặp 1,2 thì ngược lại. Dây nào đang nối với que dương của đồng hồ thì là dây âm (đầu cuối). Dây đang nối với que âm của đồng hồ sẽ là dây dương (đầu đầu).
Như vậy, bài viết đã chỉ ra cho bạn cách xác định đầu dây động cơ điện 3 pha. Cùng với đó là cách đấu dây an toàn và nhanh chóng.
Cách đấu dây động cơ điện 3 pha: Đấu tam giác
Ví dụ, ta sử dụng động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V. Lưới điện của ta hiện nay là 110V/220V 3 pha. Với trường hợp này, bạn sẽ tiến hành đấu kiểu tam giác là thích hợp nhất. Bởi nó sẽ trung hòa giữa điện áp thấp của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện. Tất cả đều là 220V.
Cách đấu dây động cơ điện 3 pha: Đấu hình sao
Vẫn lấy ví dụ trên, động cơ 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V và lưới điện hiện tại là 220V/380V 3 pha. Trong trường hợp này, động cơ điện sẽ được đấu kiểu hình sao. Để có thể phù hợp với mức điện áp thấp của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện. Tất cả đều ở mức 380V.
Lưu ý khi đấu dây động cơ:
Nếu động cơ ghi 127V/220V thì chỉ đấu hình sao. Và sử dụng với điện áp 220V 3 pha.
Động cơ ghi 380V/660V thì chỉ đấu tam giác. Như vậy sẽ sử dụng được với điện áp 220V/380V 3 pha.
Motor điện công suất từ 0,18 – 3,7kW với lưới điện 220/380V, 50hz sẽ đấu tam giác.
Motor điện công suất trên 3,7kW với lưới điện 380/660V, 50hz sẽ đấu hình sao.
Cách xác định đầu dây cho động cơ 3 pha
Xác định 3 cặp dây
Với mô tơ điện 3 pha 6 đầu dây thì bạn cần xác định được 3 cặp dây. Để xác định được 3 cặp dây, bạn sử dụng đồng hồ VOM. Lúc này bạn cần vặn thang điện trở là X1. Sau đó tiến hành đo từng cặp dây, tiến hành ký hiệu lại từng cặp dây. Ta ký hiệu các dây lần lượt là 1,2,3,4,5,6. Nên ta kết hợp dây 1-2 là 1 cặp, 3-4 là 1 cặp, 5-6 là 1 cặp.
Ta tiến hành làm việc với đồng hồ VOM. Vặn thang điện của đồng hồ lên 2.5DCmA. Sau đó quấn que âm dương của đồng hồ VOM với cặp dây 1,2 ở trên.
2 cặp còn lại (3,4 và 5,6) lần lượt chạm vào 2 đầu âm dương của cục pin. Tại cặp số 3,4: Nếu đồng hồ chạy lên theo chiều thuận thì dây ở cực dương là dây dương (đầu đầu). Còn dây ở cực âm cục pin là đầu cuối.
Cách đấu dây còn lại
Với trường hợp dây 3 ở cực dương cục pin thì dây 3 là dây dương (đầu đầu). Dây 4 đang ở cực còn lại là cực âm, tức là dây âm (đầu cuối). Còn nếu đồng hồ chạy ngược lại thì giá trị cũng đảo ngược lại. Tương ứng ta xác định đầu dây cho cặp 5,6.
Còn đối với cặp 1,2 thì ngược lại. Dây nào đang nối với que dương của đồng hồ thì là dây âm (đầu cuối). Dây đang nối với que âm của đồng hồ sẽ là dây dương (đầu đầu).
Như vậy, bài viết đã chỉ ra cho bạn cách xác định đầu dây động cơ điện 3 pha. Cùng với đó là cách đấu dây an toàn và nhanh chóng.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Hộp số vuông góc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, Hộp giảm tốc, Motor giảm tốc, motor bước, hộp số vô cấp, Động cơ giảm tốc cốt âm, Motor giảm tốc đồng trục song song
Những tin mới hơn
- Khi nào thì nên chọn sử dụng động cơ servo ? (29/01/2021)
- Dùng biến tần điều khiển động cơ servo có được không ? (30/01/2021)
- So sánh điểm khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc (01/02/2021)
- Những lỗi thường gặp nhất của motor điện (02/02/2021)
- So sánh động cơ 3 pha thường và servo nên dùng loại nào ? (28/01/2021)
- So sánh động cơ servo và bước step nên dùng loại nào ? (27/01/2021)
- Tìm hiểu các cách khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha (23/01/2021)
- Biến tần có tăng nhanh giảm chậm được tốc độ động cơ 3 pha ? (25/01/2021)
- Nguyên nhân động cơ servo bị lỗi sai vị trí khoảng cách (26/01/2021)
- Hiện tượng động cơ motor điện quay ngược chiều (22/01/2021)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Sự khác nhau giữa động cơ STEP và động cơ SERVO (20/01/2021)
- Động cơ giảm tốc là gì ? Có mấy loại motor giảm tốc (19/01/2021)
- Động cơ bước giảm tốc (18/01/2021)
- Động cơ bước là gì (16/01/2021)
- SO SÁNH ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC AC 1 PHA VÀ 3 PHA CÓ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM GÌ ? (15/01/2021)
Join