ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Thứ tư - 09/09/2020 11:36

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Chọn động cơ điện để dẫn động máy móc hoặc các thiết bị công nghệ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tính toán và thiết kế máy.
Trong trường hợp dùng hộp giảm tốc và động cơ biệt lập, việc chọn đúng lạo động cơ ảnh hưởng rất nhiều tới việc lựa chọn và thiết kế hộp giảm tốc cũng như các bộ truyền ngoài hộp. Muốn chọn đúng động cơ cần hiểu rõ đặc tính và phạm vi sử dụng của từng loại, đồng thời cần chú ý tới yêu cầu làm việc cụ thể của thiết bị cần được dẫn động.

CÁC LOẠI ĐỘNG CƠ ĐIỆN

ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

 Động cơ kích từ mắc song song, nối tiếp hoặc hỗn hợp và hệ thống động cơ máy phát ( dùng dòng điện từ điều chỉnh ) cho phép they đổi trị số của momen và vận tốc góc trong một phạm vi rộng ( 3:1 đến 4:1) đối với động cơ điện một chiều và 100:1 đối với động cơ máy phát, đảm bảo khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng, do đó được dùng rộng rãi trong các thiết bị vận chuyển bằng điện, thang máy, máy trục, các thiết bị thí nghiệm...vv.

Nhược điểm của chúng là đắt, riêng loại động cơ điện một chiều lại khó kiếm và phải tăng thêm vốn đầu tư để đặt các thiết bị chỉnh lưu.

ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU

Một pha và ba pha

Động cơ một pha có công suất tương đối nhỏ, có thể mắc vào mạng điện chiếu sáng, do vậy dùng thuận tiện cho các dụng cụ gia đình nhưng hiệu suất thấp.

Trong công nghiệp việc sử dụng rộng rãi động cơ ba pha. Chúng tôi gồm hai loại: Đồng bộ và không đồng bộ.

Động cơ ba pha đồng bộ có vận tốc góc khoong đổi, không phụ thuộc vào trị số của tải trọng và thực tế không điều chỉnh được.

So với động cơ ba pha không đồng bộ, động cơ 3 pha đồng bộ có vận tốc góc không đổi, không phụ thuộc vào trị số của tải trọng và thực tế không điều chỉnh được. So với động cơ ba pha không đồng bộ, động cơ ba pha đồng bộ có ưu điểm hiệu suất và Cos& cao, hệ số quá tải lớn nhưng có nhược điểm:

Thiết bị tương đối phức tạp, giá thành tương đối cao vì phải có thiết bị phụ để khởi động động cơ. Vì vậy động cơ 3 pha đồng bộ được sử dụng trong trường hợp hiệu suất động cơ và trị số cos&  có vai trò quyết định ( Thí dụ khi yêu cầu công suất động cơ lớn trên 100 kw, lại ít phải mở máy và dừng máy ) cũng như khi cần đảm bảo chặt chẽ trị số không đổi của vận tốc góc.

Động cơ ba pha không đồng bộ gồm hai kiểu: roto dây cuốn và roto ngắn mạch. Động cơ ba pha không đồng bộ roto dây cuốn cho phép điều chỉnh vận tốc trong một phạm vi nhỏ ( khoảng 5%), có dòng điện mở máy nhỏ nhưng hệ số công suất cos& thấp, giá thành cao, kích thước lớn và vận hành phức tạp, dùng thích hợp khi cần điều chỉnh trong một phạm vi hẹp để tìm ra vận tốc thích hợp của dây chuyền công nghệ đã được lắp đặt.

Động cơ ba pha không đồng bộ roto ngắn mạch có ưu điểm: kết cấu đơn giản, giá thành tương đối hạ, dễ bảo quản, làm việc tin cậy, có thể mắc trực tiếp vào lưới điện ba pha mà không cần biến đổi dòng điện. Nhược điểm của nó là: hiệu suất và hệ số công suất thấp ( so với động cơ ba pha đồng bộ), không điều chỉnh được vận tốc ( so với động cơ một chiều và động cơ ba pha không đồng bộ roto dây cuốn.

Nhờ có ưu điểm cơ bản, động cơ xoay chiều ba pha không đồng bộ roto ngắn mạch được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp. Để dẫn động thiết bị vận chuyển, băng tải, xích tải, thùng trộn..v.v nên sử dụng loại động cơ này.

CHỌN ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Chọn động cơ điện tiến hành theo các bước sau đây:

 - Tính công suất cần thiết của động cơ

 - Xác định sơ bộ số vòng quay đồng bộ của động cơ

 - Dựa vào công suất và số vòng quay đồng bộ kết hợp với các yêu cầu về quá tải momen mở máy và phương pháp lắp đặt động cơ để chọn kích thước động cơ phù hợp với yêu cầu thiết kế.

Tổng số điểm của bài viết là: 9890 trong 4926 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn